Cảnh báo: tia UV là gì và tác hại tia UV với da đáng sợ như thế nào?
- Thu Hiền Elixir
- Wiki Elixir
- 13/08/2019
Ngoài tác hại tia UV với da thì tia UV là gì bạn đã biết chưa? Tia UV xuất hiện khi nào và vật liệu chống tia UV có thật sự hiệu quả không? Hãy dành ít phút tìm hiểu chỉ số tia UV là gì, tia UV diệt khuẩn có lợi ích gì, và cách để tránh được mối lo kinh hoàng về loại bức xạ tia cực tím này nhé!
(Nhắc thêm: không xem bạn sẽ tiếc!)
Tia UV và những điều bạn cần phải biết!
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp luôn khuyên chúng ta rằng: Bất cứ ai cũng nên biết tia UV là gì vì nó liên quan mật thiết đến sức khỏe và sắc đẹp! Sau đây là thông tin chi tiết:
Tia UV là gì?
Tia UV có nhiều tên gọi khác như:
- Ultraviolet (tên tiếng Anh).
- Tia tử ngoại.
- Tia cực tím.
Các chuyên gia thường gọi tia UV là bức xạ tia cực tím
Các chuyên gia thường gọi tia UV là bức xạ tia cực tím. Đặc điểm của tia UV là:
- Bước sóng: 400 – 100 nm.
- Năng lượng: 3,10 – 12,4 eV.
Trên thực tế có nhiều loại tia UV khác nhau tùy vào năng lượng và bước sóng mà chúng có. Hiện nay, tia UV được quan tâm đến nhất là 3 loại:
- Tia UVA (Bước sóng: 400 – 315 nm. Năng lượng: 3,10 – 3,94 eV).
- Tia UVB (Bước sóng: 315 – 280 nm. Năng lượng: 3,94 – 4,43 eV).
- Tia UVC (Bước sóng: 280 – 100 nm. Năng lượng: 4,43 – 12,4 eV).
Có nhiều loại tia UV khác nhau tùy vào năng lượng và bước sóng mà chúng có
Nguồn gốc của tia UV
Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của tia UV, đầu tiên bạn cần biết một chút về bức xạ:
- Bức xạ là sự phát ra năng lượng từ bất kỳ nguồn nào.
- Có nhiều loại bức xạ: Bức xạ năng lượng rất cao (tần số cao) như tia X và tia gamma. Bức xạ năng lượng rất thấp (tần số thấp) như sóng vô tuyến.
Tia UV nằm ở giữa hai phổ trên. Tia UV là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời và các nguồn nhân tạo.
Tính chất của tia UV là gì?
Đặc điểm, tính chất cụ thể của các tia UV như sau:
- Tia UVA: Bước sóng dài, ánh sáng đen. Tia UVA có năng lượng ít nhất trong số các tia UV và không bị lớp ozone (ôzôn) hấp thụ.
- Tia UVB: Bước sóng trung. Tia UVB có năng lượng nhiều hơn tia UVA một chút và bị lớp ozone hấp thụ phần lớn.
- Tia UVC: Bước sóng ngắn, có tính khử trùng. Tia UVC có nhiều năng lượng hơn các loại tia UV khác. Tia UVC phản ứng với ozone cao trong khí quyển. Do đó nó bị lớp ozone và khí quyển hấp thụ hoàn toàn. Lưu ý: Tia UVC ngày nay có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân.
Các loại tia UV khác nhau chạm tới mặt đất với số lượng khác nhau:
- Khoảng 95% tia UV từ mặt trời chiếu xuống mặt đất là tia UVA.
- 5% còn lại là tia UVB.
- Bầu khí quyển ô nhiễm đang khiến các chuyên gia lo ngại về nguy cơ xuất hiện tia UVC từ mặt trời.
Năng lượng của tia UV thay đổi từ thấp đến cao:
- Khi tia UV có năng lượng cao, nó trở thành một dạng bức xạ ion hóa.
- Tia UV dạng này có đủ năng lượng để loại bỏ một electron khỏi một nguyên tử hay phân tử.
Tia UV là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời
Sức mạnh của tia UV từ mặt trời chiếu xuống mặt đất phụ thuộc vào một số yếu tố, ví dụ như:
- Thời gian trong ngày.
- Mùa trong năm.
- Khoảng cách từ đường xích đạo (vĩ độ).
- Độ cao.
- Mây.
- Phản xạ khỏi bề mặt.
- Tính chất của không khí.
Tác dụng chính của tia UV là trên da. Lí do là vì:
- Tia UV có nhiều năng lượng hơn ánh sáng khả biến, nhưng không nhiều bằng tia X.
- Ngay cả các tia UV năng lượng cao nhất cũng không có đủ khả năng để thâm nhập sâu vào cơ thể.
Lượng tiếp xúc với tia cực tím mà bạn nhận được phụ thuộc vào:
- Độ mạnh của tia UV.
- Thời gian da tiếp xúc.
- Da có được bảo vệ bằng quần áo hay kem chống nắng không.
Sau đây là thông tin chi tiết giúp bạn biết rõ hơn khi nào các tia UV xuất hiện:
Tia UV xuất hiện khi nào?
Làm sao biết chúng ta có tiếp xúc với bức xạ UV? Hãy xem những nguồn phát sinh tia UV bạn có thể tiếp xúc sau:
- Ánh sáng mặt trời: Đây là nguồn bức xạ tia cực tím chính, dù các tia UV chỉ chiếm một phần nhỏ trong các tia nắng mặt trời.
- Nguồn tia UV nhân tạo: Một số nguồn tia UV nhân tạo hiện nay là đèn hàn hồ quang, đèn hơi thủy ngân, bóng đèn khử trùng UV, ánh sáng từ thiết bị tắm nắng (loại này nước ngoài hay gặp vì có một số người thích làn da rám nắng), quang trị liệu (liệu pháp tia cực tím),…
Tác dụng chính của tia UV là trên da
Công dụng của tia UV
Vì tia UV hại nhiều hơn lợi nên khi nhắc đến nó đa số chúng ta chỉ nghĩ đến tác hại mà quên đi một số công dụng của nó:
Tia UV và vitamin D
Da của bạn tạo ra vitamin D một cách tự nhiên khi tiếp xúc với tia UV từ mặt trời. Lượng vitamin D cơ thể bạn tạo ra phụ thuộc vào:
- Tuổi tác.
- Màu da.
- Độ mạnh của ánh mặt trời nơi bạn sống.
Vitamin D có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Vì vậy ông bà xưa hay phơi nắng em bé vào sáng sớm để chắc xương.
Nhưng ngày nay, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên chúng ta rằng:
- Bất cứ khi nào có thể, tốt hơn là bạn nên bổ sung vitamin D bằng chế độ ăn uống hoặc thuốc bổ sung vitamin thay vì tiếp xúc với tia UV.
- Nguồn thực phẩm và bổ sung vitamin giúp giảm nguy cơ tia UV gây hại cho da. Đó cũng là cách đáng tin cậy hơn để có được lượng vitamin D cần theo độ tuổi và nhu cầu của từng người trong chúng ta.
Tia UV diệt khuẩn
Tia UVC có thể được tạo ra từ một số nguồn nhân tạo vì tính chất của nó hữu ích trong một số lĩnh vực. Ví dụ như:
- Khử trùng, diệt khuẩn: đèn hàn hồ quang, đèn thủy ngân và bóng đèn khử trùng UV được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng.
- Các ứng dụng tia UV diệt khuẩn có thể dùng để diệt khuẩn trong nước, không khí, thực phẩm hoặc trên bề mặt.
- Tia UV làm chậm sự tăng trưởng tế bào da. Do đó một số bệnh về da có thể được hỗ trợ điều trị bằng tia UV để giảm vảy, ngứa. Cụ thể như bệnh vảy nến, bệnh do tế bào da phát triển quá mức,…
Tác hại tia UV với da, mắt, hệ miễn dịch,…
Những tác hại kinh khủng của tia UV đã được nghiên cứu và khẳng định từ rất lâu. Hãy xem sức khỏe và sự trẻ trung của chúng ta sẽ ra sao nếu bạn không chống tia UV nhé:
Tia UV gây ung thư da và lão hóa sớm!
Như đã đề cập, tia UV năng lượng cao là một dạng bức xạ ion hóa:
- Bức xạ này có khả năng làm hỏng DNA (gen) trong các tế bào, từ đó có thể dẫn tới ung thư.
- Tia UV từ mặt trời hoặc từ các nguồn nhân tạo có thể gây cháy nắng.
- Tiếp xúc với tia UV sẽ gây lão hóa da sớm và các dấu hiệu tổn thương do ánh nắng mặt trời như nếp nhăn, da sạm, và nhiều bệnh về da khác.
Những tác hại kinh khủng của tia UV đã được nghiên cứu và khẳng định từ rất lâu
Sau đây là thông tin chi tiết về tác hại trên da của các tia UV chúng ta thường gặp:
- Tia UVA khiến các tế bào da bị lão hóa và có thể gây ra một số thiệt hại gián tiếp cho DNA của tế bào. Tia UVA chủ yếu liên quan đến tổn thương da lâu dài như nếp nhăn, nhưng chúng cũng được cho là có vai trò trong một số bệnh ung thư.
- Tia UVB làm hỏng DNA trong các tế bào da trực tiếp và là tia chính gây ra cháy nắng. Chúng cũng được cho là gây ra hầu hết các bệnh ung thư da: Cả ung thư tế bào đáy và tế bào vảy (loại ung thư da phổ biến nhất) có xu hướng được tìm thấy trên các bộ phận tiếp xúc với ánh mặt trời của cơ thể. Nguy cơ ung thư hắc tố – một loại ung thư da nghiêm trọng hơn nhưng ít phổ biến hơn, cũng liên quan đến phơi nắng.
- Tia UVC trước đây thường không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư da. Nhưng do hiện nay tia UVC có thể đến từ một số nguồn nhân tạo nên nếu chúng ta tiếp xúc với nó mà không có vật liệu chống tia UV thì hậu quả sẽ cực kỳ đáng sợ! Các chuyên gia đã ghi nhận ung thư da có liên quan đến việc tiếp xúc với một số nguồn tia UV nhân tạo.
Các cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) là một phần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Các Chương trình Chất độc quốc gia (NTP) của Hoa Kỳ đã đưa ra những thông báo sau:
- Bức xạ mặt trời gây ung thư cho con người.
- Sử dụng thiết bị có tia UV liên quan đến da gây ung thư cho con người.
- Bức xạ tia cực tím (bao gồm UVA, UVB và UVC) gây ung thư cho con người.
Lưu ý: Chương trình Chất độc quốc gia (NTP) được hình thành từ các bộ phận của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ khác nhau, bao gồm:
- National Institutes of Health (NIH).
- Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC).
- Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
- Chúng cũng có thể dẫn đến sự hình thành đục thủy tinh thể (che khuất ống kính của mắt) làm giảm thị lực.
Tiếp xúc với tia UV cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch:
- Tia UV khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn.
- Nó cũng có thể khiến vắc – xin kém hiệu quả.
Một số người nhạy cảm hơn với tác hại của tia UV do sử dụng một số loại thuốc. Do vậy, khi bạn điều trị bất cứ bệnh gì hay sử dụng loại thuốc nào, hãy nhớ kiểm tra kỹ sự tương tác với tia UV nếu có nhé!
Tia UV có thể gây ra nhiều tác hại
Cách để tránh tiếp xúc với tia UV
Chúng ta không thể khoẻ mạnh nếu tránh ánh sáng mặt trời hoàn toàn. Nhưng có nhiều cách giúp đảm bảo bạn không bị tiếp xúc với quá nhiều tia UV trong ánh nắng mặt trời:
- Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy ở trong bóng râm, đặc biệt là trong giờ giữa trưa.
- Bảo vệ làn da của bạn với quần áo che cánh tay và chân của bạn.
- Đội mũ để bảo vệ đầu, mặt và cổ của bạn.
- Đeo kính râm ngăn chặn tia UV để bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt.
- Sử dụng kem chống nắng để giúp bảo vệ làn da không được che phủ bằng quần áo.
Nếu bạn phải tiếp xúc với nguồn UV nhân tạo trong công việc:
- Bạn nên tuân theo các biện pháp phòng ngừa an toàn thích hợp, bao gồm sử dụng quần áo bảo hộ và tấm chắn cùng bộ lọc UV.
Vì sự an toàn cho người tiêu dùng, đã có nhiều hãng dược mỹ phẩm nổi tiếng Thế giới như Caudalie, SkinCeuticals, La Roche Posay, Bioderma, Filorga,... nghiên cứu về:
- Những sản phẩm chống nắng bảo vệ làn da bạn khỏi tác hại của tia UV.
- Các loại serum, kem dưỡng với khả năng chăm sóc da và phục hồi, tái tạo làn da đã bị tia UV làm tổn thương ở mức độ vừa và nhẹ (như nếp nhăn, lão hóa, đốm nâu, sạm nám da,...).
Bạn có thể liên hệ với những nhà cung cấp dược mỹ phẩm uy tín để được chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tư vấn cụ thể hơn về cách chống tia UV kết hợp với dưỡng da hiệu quả nhất.
Trên đây là thông tin chi tiết về tia UV là gì và những điều bạn cần phải biết về tác hại tia UV với da cùng sức khỏe của bạn. Elixircosmetics hy vọng bạn sẽ không xem nhẹ sự nguy hiểm của bức xạ tia cực tím và tìm hiểu kỹ hơn về cách bảo vệ da khỏi tia UV. Chúng ta xứng đáng được chăm sóc và an toàn. Hãy làm đẹp thông minh để vừa đẹp vừa khỏe bạn nhé!
Bài viết liên quan
Essence là gì và những công dụng tuyệt vời cho làn da của bạn
Nếu bạn thực sự yêu làn da của mình thì Essence là một sản phẩm mà bạn không thể bỏ qua trong quá trình Skincare. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn chưa thật sự hiểu Essence là gì và công dụng hữu ích...
Xem thêmBạn nên biết Serum là gì nếu bạn muốn đẹp, đẹp nữa, đẹp mãi!
Serum là gì? Có bao nhiêu loại serum? Bí quyết trong cách dùng serum và kem dưỡng “chuẩn” chuyên gia chăm sóc sắc đẹp ngày nay là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về các loại serum, hãy dành ít phút xem ngay...
Xem thêmSự thật về LHA là gì và lí do sản phẩm có LHA luôn đứng Top…
LHA là gì bạn đã biết chưa? Điểm “nổi bần bật” của LHA trong Top 4 các HA (bao gồm AHA, BHA, PHA, LHA) nằm ở đâu? Muốn làm đẹp thông minh nhất định bạn nên biết sản phẩm có LHA sẽ làm...
Xem thêmAzelaic acid: Khái niệm, hoạt tính, công dụng bất ngờ với làn da
Khám phá: Azelaic acid là gì! Tác dụng của Azelaic acid trong mỹ phẩm dưỡng da? Thuốc bôi Azelaic acid trị mụn có tốt không? Sản phẩm chứa Azelaic acid hoạt động trên da chúng ta như thế nào? Tất cả sẽ được...
Xem thêmCeramide là gì? Vì sao các sản phẩm chứa Ceramide chinh phục 99,9% phái đẹp?
Bạn muốn biết Ceramide là gì? Các sản phẩm chứa Ceramide có tốt không? Vì sao Ceramide được nhắc đến siêu nhiều trong vấn đề làm đẹp? Tất tần tật từ A đến Z về các loại Ceramide sẽ được gửi đến bạn...
Xem thêmHot! Titanium Dioxide là gì? Titanium Dioxide có độc hại không?
Titanium Dioxide là gì? Chúng ta thường thấy Titanium Dioxide trong thực phẩm, Titanium Dioxide trong kem chống nắng, Titanium Dioxide trong kem đánh răng, thậm chí Titanium Dioxide trong sơn,… Vậy Titanium Dioxide có độc hại không? Titanium Dioxide có hại cho...
Xem thêm
Viết bình luận